0908 448 280 (Mrs Hiếu) 0989 045 052 (Mr Tư)
VN
Đóng
ĐIÊU KHẮC BÌNH MINH

Lịch sử điêu khắc và điêu khắc ứng dụng tại Việt Nam

Wednesday, 20/11/2019, 20:32 GMT+7

Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Nó gắn liền với sự phát triển của nhân loại, qua đó phản ánh giá trị đời sống, văn hóa nghệ thuật của nhân loại qua từng thời kỳ.

Từ xa xưa, điêu khắc ban đầu chỉ là những đồ trang sức, công cụ lao động, những bức tranh khắc họa đời sống sinh hoạt của con người trong các hang động… Dần dần, nhu cầu về nghệ thuật phát triển, chúng ta có các bức tượng với mức độ tinh xảo cao hơn, mang tính thẩm mỹ hơn và từ đó, điêu khắc trở thành một điểm nhấn văn hóa, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhân loại. Điển hình là nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại với những bức tượng nổi tiếng đã đi vào lịch sử mỹ thuật như: tượng Nhân sư khổng lồ, tượng chân dung Hoàng hậu Nefertiti. Tiếp đó là nghệ thuật Hy Lạp với : tượng nữ thần chiến thắng, tượng thần Venus, tượng Laocoon...  Rồi ở thời kỳ Phục Hưng lại có tượng David, tượng thần đưa tin… Cho đến nghệ thuật Á Đông lại là sự khác biệt trong các tác phẩm tượng điêu khắc về tôn giáo của vùng đất Phật

Ở Việt Nam cũng thế, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục, phản ánh hình ảnh, đời sống văn hóa của con người Việt Nam từng thời kỳ, từng khu vực. Ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa Trung - Ấn, sự đa dang của nghệ thuật điêu khắc được thể hiện dưới các bộ phận điệu khắc như sau :

Điêu khắc vương quốc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam Bộ

Điêu khắc Champa ở vùng Trung Nam Bộ

Điêu khắc Đại Việt ở khu vực Bắc Bộ

Khu vực Trung và Nam Bộ là nơi chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, điều này được thể hiện qua việc bị chi phối sâu sắc hệ thần trong điêu khắc Phù Nam và điêu khắc Champa. Mặc dù Nho, Lão và Phật giáo Đại thừa theo dòng Trung Hoa ít tới miền Nam, nhưng việc giao lưu ngôn ngữ và văn hóa nghệ thuật vẫn diễn ra, ít nhất là sự cộng tác của rất nhiều nghệ nhân Champa trong thời kỳ Lý - Trần.

Chúng ta đều biết, đời sống của người dân vùng Bắc Bộ đã di dưỡng một tinh thần nghệ thuật, tôn giáo đặc sắc thể hiện ở việc gìn giữ, bảo tồn hệ thống đình - đền - chùa với số lượng rất lớn các tượng Phật và phù điêu, điều này thể hiện rõ nét qua các từng thời kỳ : 

Thời Lý (1010-1225), Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự ảnh hưởng tới nghệ thuật điêu khắc. Các trung tâm Phật giáo được xây dựng đồ sộ theo kiến trúc Đông Nam Á. Hàng loạt các bức tượng Phật tiêu biểu cũng được xây dựng trong thời kỳ này : tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích, các tượng Kim Cương ở chùa Long Đọi, tượng nhân điêu….

Thời Trần (1225-1400), dù không còn phát triển đồ sộ như thời Lý nhưng đạo Phật thời này vẫn thịnh hành. Phong cách nghệ thuật được chuyển từ hài hòa sang mạnh mẽ, khái quát, quan tâm đến tính biến động của cấu trúc tổng thể hơn là hình mô tả. Ở thời Trần, người ta chú trọng trong việc điuê khắc tượng người, tượng thú chầu và làm thân canh giữ trong các lăng mộ.

Thời Lê Sơ (1428-1527), ở thời kỳ này Phật giáo bị đẩy lùi về làng xã, nền điêu khắc không có gì đặc sắc, nếu như không muốn nói là nghèo nàn, đơn điệu. Nguyên nhân là do sau chiến tranh với nhà Minh (1407-1427), đất nước bị ảnh hưởng rất nặng, các thợ điêu khắc giỏi đều không còn, chủ yếu là những người nông dân với các nét chạm thô mộc, giản dị.

Thời Lê - Trịnh - Tây Sơn, nông thôn Việt Nam phát triển phong cách điêu khắc đình làng. Đến thế kỷ 17-18, văn hóa nghệ thuật phát triển mạnh, điêu khắc đạt số lượng và loại hình đáng kể chi phối toàn bộ tinh thần thẩm mỹ của người Việt.

Thời Nguyễn (1802-1945), điêu khắc lăng mộ bị hạn chế về quy phạm và ngôn ngữ, các bức tượng thiếu sinh khí. Nói chung, nền điêu khắc thời này không có sự đột phá cho đến khi tường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, đánh dấu một bước ngoặt mới cho nền điêu khắc cổ.

Ngày nay, bên cạnh những tác phẩm điêu khắc mang tính tiêu biểu cho nền văn hóa các thời kỳ, điêu khắc cũng xuất hiện khắp nơi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam, đó là việc sử dụng điêu khắc để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, vd : kiến trúc nhà ở, nội thất, dụng cụ, đồ vật tín ngưỡng… hay chúng ta còn gọi đó là điêu khắc ứng dụng. Điêu khắc ứng dụng đang ngày một phát triển ở Việt Nam. Không khó để bạn được chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc ở khu đô thị hay trung tâm thương mại, công viên… đó là các bức tượng danh nhân, tượng con giống, phù điêu các dạng về hoa văn, chim thú… Mỗi tác phẩm đều mang một nét đặc trưng riêng và có giá trị thẩm mỹ, nhân văn sâu sắc, đồng thời, đó cũng chính là điểm nhấn ấn tượng, tạo nên sự khác biệt cho không gian của mỗi công trình. Ngoài ra, việc ứng dụng điêu khắc để thiết kế nội thất trong các công trình nhà ở hiện đại cũng đang là một xu hướng đang hết sức được ưa chuộng. Nó không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ, cho thấy sự tinh tế, đẳng cấp của gia chủ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, đem lại may mắn, tài lộc. Đối với bộ môn kiến trúc, nghê thuật điêu khắc giống như một điểm nhấn không thể thiếu. Điêu khắc trong kiến trúc không chỉ dừng lại ở mức độ trang trí, mà còn đưa công trình đó lên một tầm mới, mang giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc.

Khi điêu khắc ứng dụng  băt đầu nở rộ, rất nhiều triển lãm đoợc mở ra với các tác phẩm độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo các đối tượng. Các tác phẩm này hầu hết đều rất gần gũi với đời sống hàng ngày, chính vậy mà khả năng thưởng thức và tiếp nhận của mọi người cũng được nâng lên, từ đó đời sống tinh thần ngày một trở nên phong phú, mang đậm tính nhân văn.

Xã hội ngày càng phát triển, giá trị tinh thần ngày càng được chú trọng thì điêu khắc ứng dụng sẽ không bao giờ bị mất đi vị thế tại Việt Nam. Đó sẽ luôn là nguồn cảm hứng, đem lại giá trị văn hóa tinh thần cho mỗi người dân Việt Nam. Đây cũng chính là một phương thức để gìn giữ, bảo tồn nét tinh hoa văn hóa dân tộc cho các thế hệ con cháu sau này.

Reviews

Other news

(View all)

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận thông tin và ưu đãi mới nhất từ Điêu Khắc Bình Minh